Tuesday, November 17, 2009

Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại (Prior Disclosure)


Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
(The prior disclosure under Vietnam's Law)
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội Việt Nam - số 2 (163) tháng 1/2010. Đăng lại tại http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/kinh-te-dan-su/ban-gioi-thieu-nhuong-quyen-thuong-mai-theo-quy-111inh-cua-phap-luat-viet-nam)

1. Dẫn nhập

So với các quốc gia hùng mạnh về nhượng quyền thương mại như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc… thì Việt Nam chỉ đang chập chững những bước chân đầu tiên vào mảnh đất màu mỡ và đầy hứa hẹn này. Nhượng quyền thương mại bắt đầu manh nha ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và phát triển khá nhanh trong khoảng 5 năm gần đây (sau khi nhượng quyền thương mại chính thức được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005). Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền thương mại - với 39 nhà nhượng quyền thương mại đến từ các nước1 và nhượng quyền thương mại được giới quan sát tin là sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới. Theo dự báo của Trung tâm kinh doanh Hàn Quốc thì doanh thu từ nhượng quyền thương mại sẽ vào khoảng 36 tỷ USD vào năm 2010 nếu vẫn giữ đà tăng trưởng như năm nay. Trong khi đó, số lượng cửa hàng nhượng quyền vào năm 2010 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 50%2.

Việt Nam hiện là một trong 33 quốc gia trên thế giới có hệ thống quy phạm pháp luật riêng biệt để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại3. Các quy định pháp luật riêng biệt về nhượng quyền thương mại hiện hành (sau đây gọi tắt là luật riêng về nhượng quyền thương mại) được ghi nhận tại Luật Thương mại 2005 (Mục 8 Chương VI), Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 35), Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư 09) và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Khác với nhiều nước, Việt Nam sử dụng luật riêng về nhượng quyền thương mại không chỉ để điều chỉnh mà còn như một công cụ để khuyến khích sự phát triển của hoạt động này. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (tên tiếng Anh thường gọi là “Prior Disclosure”) được coi là công cụ trọng yếu trong hệ quy định pháp luật Việt Nam về nhượng quyền. Đặt trong bối cảnh hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực nhượng quyền, nhu cầu hoàn thiện hơn nữa pháp luật để khuyến khích và đảm bảo an toàn cho hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu của bài viết là định vị vai trò của Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại, làm rõ các nội dung liên quan Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước, đồng thời gợi mở vài giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại trong hiệu chỉnh quan hệ nhượng quyền.

2. Vai trò của Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại - một cái nhìn toàn cảnh

Các khảo cứu cho thấy pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại trên thế giới đều thông qua bốn loại công cụ: 1, Sử dụng thống đăng ký nhượng quyền thương mại; 2, Sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại; 3, Điều chỉnh thông qua việc hướng dẫn trách nhiệm thực thi của Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền (Luật về quản lý hoạt động nhượng quyền); 4, Điều chỉnh thông qua việc đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan4.

Trên cơ sở sử dụng đơn lẻ hoặc sử dụng kết hợp các loại công cụ này, 33 quốc gia có luật riêng về nhượng quyền thương mại xây dựng luật này theo một trong chín mô hình sau đây5:

Như vậy có thể thấy, nếu tính cả Mỹ (ở cấp độ Liên bang) thì có tới 2/3 mô hình có sử dụng Luật về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền. Thực tế là 26/33 quốc gia có pháp luật nhượng quyền thương mại đều sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại như công cụ trung tâm để điều chỉnh hoạt động này. Tầm quan trọng của Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại còn được thấy rõ khi trong nỗ lực xây dựng luật mẫu về nhượng quyền thương mại thì UNIDROIT (Viện quốc tế về thống nhất pháp luật tư của Liên hợp quốc) đã chỉ tạo ra “Luật mẫu về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại”.

Không quá khó để lý giải nguyên nhân của việc “trọng dụng” Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại hơn ba công cụ còn lại (đăng ký, điều chỉnh việc quản lý hoạt động nhượng quyền và quy định các giải pháp giải quyết tranh chấp) trong điều chỉnh nhượng quyền thương mại. Hai trở ngại lớn cho việc duy trì và phát triển quan hệ nhượng quyền thương mại là sự bất cân xứng về quyền lực và thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, trong đó Bên nhận quyền ở phía bất lợi. Hầu hết các nhà lập pháp, lập quy và học giả trên thế giới đều tin rằng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại chính là công cụ hữu ích giúp giải quyết sự bất cân xứng về mặt thông tin – một điều tối quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống nhượng quyền. Giáo sư Andrew Terry (Australia) - một chuyên gia pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền - khẳng định “không nghi ngờ gì nữa, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại chính là chìa khóa để cải cách hoạt động nhượng quyền”6. Cũng trên quan điểm đó, Ủy ban tư vấn về thực tiễn thương mại của Australia cho rằng: Luật về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại là “nền tảng cốt lõi cho hoạt động nhượng quyền và phù hợp với thực tiễn thương mại”7.

3. Về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật các nước

3.1. Về chủ thể có nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung như: Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình; Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung8.

Các nội dung bắt buộc của Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Công thương quy định và công bố (tại Phụ lục III Thông tư 09). Thêm vào đó, Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là nếu nhượng quyền từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại thì đăng ký tại Bộ Công thương, nhượng quyền thương mại nội địa thì đăng ký với Sở Công thương.

Không chỉ là trách nhiệm của Bên nhượng quyền, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Bên nhận quyền cũng có nghĩa vụ cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền9.

Quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan tới việc nhượng quyền thương mại thuộc cả Bên nhận quyền là khá đặc biệt nếu so sánh với các nước. Hiện tại chỉ có Việt Nam và Rumany quy định về vấn đề này (Rumany yêu cầu Bên nhận quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin về vấn đề quản trị và khả năng tài chính cho Bên nhượng quyền). Trước đây Trung Quốc cũng có quy định nghĩa vụ này của Bên nhận quyền, nhưng điều này đã được bãi bỏ trong luật mới về nhượng quyền năm 2007.

3.2. Về các thông tin bắt buộc và các hậu quả pháp lý liên quan tới Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cần phải chứa đựng các vấn đề chủ yếu đó là: 1, Thông tin chung về Bên nhượng quyền; 2, Thông tin về quyền sở hữu trí tuệ; 3, Thông tin cụ thể về Bên nhượng quyền; 4, Chi phí ban đầu mà Bên nhận quyền phải trả; 5, Các nghĩa vụ tài chính khác của Bên nhận quyền; 6, Đầu tư ban đầu của Bên nhận quyền; 7, Nghĩa vụ của Bên nhận quyền phải mua hoặc thuê những thiết bị để phù hợp với hệ thống kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định; 8, Nghĩa vụ của Bên nhượng quyền; 9, Mô tả thị trường của hàng hóa/dịch vụ được kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; 10, Hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu; 11, Thông tin về hệ thống nhượng quyền; 12, Báo cáo tài chính của Bên nhượng quyền; 13, Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần tham gia10.

Pháp luật Việt Nam cũng định rõ các hậu quả pháp lý bất lợi mà Bên nhượng quyền phải gánh chịu liên quan đến nghĩa vụ cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại đó là: 1, Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại11; 2, Bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thông tin trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại là không trung thực12; 3, Bồi thường thiệt hại trong trường hợp có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan13.

3.3. So sánh các quy định về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước14

Về thời hạn tối thiểu phải cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền trước ngày ký kết hợp đồng

Về nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu bắt buộc theo mẫu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Về nghĩa vụ tiếp tục cung cấp Bản giới thiệu
nhượng quyền thương mại sau khi đã ký kết hợp đồng

Về các thông tin cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
Các thông tin cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại về cơ bản được chia làm hai loại: thông tin trong hợp đồng (được ghi nhận trong hợp đồng nhượng quyền) và thông tin ngoài hợp đồng.
Các thông tin trong hợp đồng

Các thông tin ngoài hợp đồng

4. Kết luận và vài gợi mở

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại được coi là yếu tố trung tâm trong pháp luật nhượng quyền Việt Nam. Pháp luật Việt Nam về Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại nhìn chung được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia sử dụng cơ chế điều chỉnh nhượng quyền thông qua Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Malaysia và đặc biệt là tiếp thu tinh thần luật mẫu về Bản giới thiệu nhượng quyền của Unidroit. Vì thế, qua những so sánh ở trên có thể thấy về cơ bản các yếu tố liên quan cơ chế sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền của Việt Nam là tương thích với đa số quốc gia trên thế giới, cũng như Luật mẫu của Unidroit về Bản giới thiệu nhượng quyền.

Tuy thế, để cơ chế sử dụng Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại như một công cụ trọng tâm, hiệu quả trong điều chỉnh hoạt động thương mại này, thiết nghĩ cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam. Trong đó, nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần có sự thống nhất quy định về nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền trong các văn bản quy phạm pháp luật về nhượng quyền thương mại theo hướng đây là nghĩa vụ bắt buộc của Bên nhượng quyền.

Theo tinh thần của Nghị định 35 và Thông tư 09 thì cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền là nghĩa vụ bắt buộc của Bên nhượng quyền, trong khi theo Điều 287 Luật Thương mại thì “trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền. Nếu hiểu theo Điều 287 Luật Thương mại 2005 thì rõ ràng sẽ có thể có trường hợp Bên nhượng quyền không nhất thiết phải cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền. Thiết nghĩ, với vai trò vô cùng quan trọng của Bản giới thiệu nhượng quyền thì trong tương lai cần có sự sửa đổi Luật Thương mại 2005 theo hướng quy định cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền là nghĩa vụ bắt buộc của Bên nhượng quyền trong mọi trường hợp.

Thứ hai, sự thành bại của một quan hệ nhượng quyền phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên và hiểu biết các đặc điểm của hệ thống nhượng quyền, do đó rất nhiều quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực này (như Mỹ, Úc, Trung Quốc) đều đặt ra yêu cầu về một Bản giới thiệu nhượng quyền thật chi tiết. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để tiếp tục đưa thêm các vấn đề cần có trong Bản giới thiệu nhượng quyền là điều hết sức cần thiết, trong đó nên quan tâm hơn nữa đến các thông tin ngoài hợp đồng (bởi lẽ các thông tin trong hợp đồng sẽ được đề cập rõ trong hợp đồng giữa hai bên).

Thứ ba, cần xem xét để nới rộng thời hạn cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại.

Thời hạn cung cấp Bản giới thiệu nhượng quyền phải là một khoảng thời gian hợp lý đủ để Bên nhận quyền nghiên cứu, hiểu thấu đáo các đặc điểm của Bên nhượng quyền và của hệ thống nhượng quyền. Với các nhà nhận quyền còn thiếu kinh nghiệm thì khoảng thời gian 15 ngày trước khi ký hợp đồng nhượng quyền sẽ khó để họ tìm hiểu rõ các vấn đề được nêu trong Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại. Một thời hạn cung cấp dài hơn ở mức 20, 30 ngày như một số nước (Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Mexico) có thể đáng được tham khảo đối với Việt Nam.

Thứ tư, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại sẽ trở nên không có ý nghĩa hoặc thậm chí mang tính tiêu cực nếu như các thông tin được đưa ra thiếu độ tin cậy. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như hệ thống thủ tục hành chính để đảm bảo sự minh bạch hóa, thuận lợi trong tiếp cận thông tin (đặc biệt các thông tin liên quan đến tài chính) – qua đó giúp Bên nhận quyết nắm bắt được thông tin nào là trung thực - sẽ là sự hỗ trợ cần thiết cho cơ chế điều chỉnh bằng Bản giới thiệu nhượng quyền.

1Xem“Vietnam sees bustling franchise sector” (nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, đăng tại Website: http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview_En.aspx?co_id=30113&cn_id=363537, truy cập ngày 16/11/2009).

2 Xem chú thích 1.

3 Hiện nay các quốc gia có luật riêng về nhượng quyền thương mại bao gồm: Barbados, Brazil, Canada, Mexico, USA, Venezuela, Belgium, Estonia, France, Lithuania, Italy, Spain, Sweden, Albania, Belarus, Croatia, Georgia, Moldova, Romania, Russia, Ukraine, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Saudi Arabia, Australia, China, Japan, Macau, South Korea, Taiwan, Vietnam, Indonesia, Malaysia.

4 Xem “Global Trends in Franchise Regulation and the Australian Experience: Lessons for New Zealand” được trình bày bởi Giáo sư Andrew Terry (ĐH New South Wales, Sydney, Australia) tại Hội nghị về cải cách pháp luật nhượng quyền thương mại tại ĐH Aucland (New Zealand) vào ngày 25/6/2009.

5 Xem chú thích 4.

6 Xem chuyên đề “Franchise Sector Regulation: The Australian Experience” của Giáo sư Andrew Terry (ĐH New South Wales) trình bày tại Hội thảo “Kinh tế học và Quản trị mạng lưới nhượng quyền thương mại”, tổ chức tại Vienna, Austria, từ ngày 26 – 28/6/2003.

7 Xem chú thích 6.

8 Xem Điều 8 Nghị định 35

9 Xem Điều 9 Nghị định 3510 Xem Phụ lục III Thông tư 09

11 Xem Điều 16 Nghị định 35 và Điều 287 Luật Thương mại 2005

12 Xem mục d khoản 1 Điều 24 Nghị định 35

13 Xem khoản 2 Điều 24 Nghị định 35

14 Việc so sánh có sự tham khảo các số liệu từ chuyên đề “Developments in Franchising in Asia” của Stephens Giles (thành viên Hãng luật Deacons) và Giáo sư Andrew Terry (ĐH New South Wales, Sydney, Australia) tại Hội nghị của Hiệp hội nhượng quyền quốc tế mang chủ đề “News from around the World” tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 6/11/2008.


ThS Nguyễn Bá Bình, Giảng viên ĐH Luật Hà Nội, Nghiên cứu sinh về nhượng quyền thương mại tại ĐH New South Wales, Sydney, Australia.

Tuesday, November 3, 2009

Vietnam's New Regulatory Regime for Franchising

Vietnam’s New Regulatory Regime for Franchising

(A peer-review legal paper which will be published on LAWASIA Journal (Australia) in December 2009)


Andrew Terry

Professor

School of Business Law and Taxation

Australian School of Business

University of New South Wales

Sydney Australia


Nguyen Ba Binh

Lecturer

International Law Faculty

Hanoi Law University

Hanoi Vietnam


Monday, October 12, 2009

Top 100 Global Franchises Rankings (2009)

1, McDonald's - USA: Fast Food Franchises
2, SUBWAY® - USA: Sandwich & Bagel Franchises
3, 7 Eleven - USA: Convenience Store Franchises
4, InterContinental Hotels Group - United Kingdom: Hotel Franchises
5, Pizza Hut - USA: Pizza Franchises
6, KFC - USA: Chicken Franchises
7, Burger King - USA: Fast Food Franchises
8, A&W Restaurants - USA: Restaurant Franchises
9, Ace Hardware Corporation - USA: Home Improvement Retail Franchises
10, Naturhouse - Spain: Wellness Products & Services
11, JAN-PRO Cleaning Systems - USA: Commercial Cleaning Franchises
12, Tim Hortons - Canada: Bakery & Donut Franchises
13, Circle K - USA: Convenience Store Franchises
14, H&R Block - Canada: Financial Services
15, RE/MAX - USA: Real Estate Franchises
16, Cold Stone Creamery® - USA: Ice Cream Franchises
17, Ramada Worldwide - USA: Hotel Franchises
18, Taco Bell - USA: Fast Food Franchises
19, The UPS Store® - USA: Mailing & Shipping Franchises
20, Jani-King - USA: Commercial Cleaning Franchises
21, ampm Mini Market- USA: Convenience Store Franchises
22, Kumon - Japan: Children & Education
23, Long John Silver's - USA: Fast Food Franchises
24, Anytime Fitness Inc. - USA: Gym Franchises
25, Vanguard Cleaning Systems - USA: Commercial Cleaning Franchises
26, Arby's - USA: Burger Franchises
27, Cartridge World - Australia: Computer Products Stores
28, Molly Maid - USA: House Cleaning Franchises
29, Snap-On Tools - USA: Home Improvement Retail Franchises
30, Merry Maids - USA: House Cleaning Franchises
31, Spherion - USA: Employment & Staffing Franchises
32, Mr. Handyman - USA: Handyman Franchises
33, Pirtek - Australia: Maintenance Franchises
34, Dairy Queen - USA: Fast Food Franchises
35, Expense Reduction Analysts - United Kingdom: Business Consulting Services
36, Bark Busters - Australia: Dog Training Franchises
37, Edible Arrangements - USA: Health Food Franchises
38, EmbroidMe - USA: Advertising & Marketing Franchises
39, Engel & Völkers - Germany: Real Estate Franchises
40, Merle Norman Cosmetics - USA: Cosmetic Franchises
41, Auntie Anne's Pretzels - USA: Bakery & Donut Franchises
42, MRI Network - USA: Personnel Services
43, Ben & Jerry's - USA: Ice Cream Franchises
44, Jazzercise - USA: Women's Fitness Franchises
45, Knight's Inn - USA: Travel Agency Franchises
46, GolfTEC - USA: Sports Franchises
47, Midas - USA: Automotive Repair Franchises
48, Matco Tools - USA: Automotive Franchises
49, Pita Pit - Canada: Fast Food Franchises
50, Chester's International - USA: Chicken Franchises
51, Travelodge - USA: Hotel Franchises
52, TAF™ - USA: Sporting Goods Stores
53, Days Inn - USA: Hotel Franchises
54, WSI Internet - Canada: Internet Franchises
55, Coffee News USA - Canada: Coffee Franchises
56, Snap Fitness - USA: Gym Franchises
57, Aussie Pet Mobile - Australia: Pet Grooming Franchises
58, Chem-Dry - USA: Carpet Cleaning Franchises
59, SIGNARAMA - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
60, Cinnabon - USA: Bakery & Donut Franchises
61, Homewatch - USA: Senior Care Franchises
62, Supercuts - USA: Hair & Beauty Salon Franchises
63, Hampton Inn & Suites - USA: Hotel Franchises
64, Mathnasium - USA: Child Education Franchises
65, The Maids Home Services - USA: House Cleaning Franchises
66, Gymboree - USA: Child Fitness & Gym Franchises
67, Precision Tune Auto Care - USA: Automotive Repair Franchises
68, American Leak Detection - USA: Maintenance Franchises
69, Heaven's Best - USA: Carpet Cleaning Franchises
70, Express Employment Professionals - USA: Employment & Staffing Franchises
71, Papa Johns - USA: Pizza Franchises
72, Home Instead - USA: Senior Care Franchises
73, Budget Blinds - USA: Home Improvement Franchises
74, Fitness Together - USA: Gym Franchises
75, Allegra Print & Imaging - USA: Sign, Print & Copy Stores
76, Microtel Inns and Suites - USA: Hotel Franchises
77, Great Clips - USA: Hair Salon Franchises
78, PuroClean - USA: B2B Franchises
79, Novus - USA: Automotive Repair Franchises
80, Martinizing Dry Cleaning - USA: Dry-cleaning & Laundry Franchises
81, Howard Johnson - USA: Hotel Franchises
82, Sir Speedy - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
83, Action Coach - Australia: Business Consulting Services
84, Sylvan Learning - USA: Children & Education
85, The Little Gym International - USA: Child Fitness & Gym Franchises
86, Jiffy Lube - USA: Oil Change Franchises
87, Proforma - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
88, Furniture Medic - USA: Repair & Painting Franchises
89, Moe's Southwest Grill - USA: Fast Food Franchises
90, La Quinta - USA: Hotel Franchises
91, Minuteman Press - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
92, Papa Murphy's Take 'N' Bake Pizza - USA: Pizza Franchises
93, CertaPro Painters - USA: Repair & Painting Franchises
94, PostNet - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
95, FASTSIGNS® - USA: Printer, Copying & Sign Franchises
96, MAACO - USA: Automotive Repair Franchises
97, Rooter-Man - USA: Maintenance Franchises
98, Schlotzsky’s - USA: Sandwich & Bagel Franchises
99, Smoothie King - USA: Smoothie Franchises
100, Pak Mail - USA: Mailing & Shipping Franchises

A list of current Franchise Systems in Vietnam

I. Các công ty nước ngoài được cấp phép tiến hành nhượng quyền ở Việt Nam:

STT

Tên công ty

Quốc tịnh

Lĩnh vực nhượng quyền

1

Aldo Group International AG

Thuỵ Sĩ

Bán lẻ giày dép, túi xách và các phụ liệu thời trang gắn với các nhãn hiệu hàng hoá của Aldo Group International AG

2

Avis Asia Limited

Anh

Cho thuê và cho thuê dài hạn xe ô tô

3

Budget rent a car system Inc

Mỹ

Cho thuê xe có người lái và xe tự lái

4

Cartridge World PTY Ltd

Úc

Công nghệ thông tin

5

CBTL Franchising, LLC

Mỹ

Kinh doanh các sản phẩm mang nhãn hiệu The Coffee Bean

6

Cherie Hearts Child Development Pte Ltd

Singapore

Chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non

7

CJ Foodville Co., Ltd

Hàn Quốc

Kinh doanh bánh mì, bánh ngọt

8

Cleverlearn Inc

Mỹ

Dậy và học Anh ngữ

9

Colliers International Singapore Pte Ltd

Singapore

Dịch vụ bất động sản, bao gồm việc bán và cho thuê, quản lý, định giá và tư vấn bất động sản (Công nghiệp, văn phòng, cửa hàng bán lẻ, nhà ở và khách sạn)

10

Công ty Vogelsitze GmbH

Đức

Sản phẩm mang nhãn hiệu Vogelsitze

11

Dale Carnegie & Associates, Inc

Mỹ

Đào tạo và cung cấp các giải pháp doanh nghiệp

12

England Optical Group Management (Central) SDN BHD

Malaysia

Tổ chức và vận hành chuỗi cửa hàng kính mắt mang nhãn hiệu E-OPTICS

13

Escada Aktiengesellshaft

Đức

Bán quần áo phụ nữ cao cấp và các phụ kiện đi kèm của thương hiệu Escada

14

Galien Pharma

Pháp

Sản xuất dược phẩm

15

General Nutrition International, Inc

Mỹ

Bán lẻ sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắc đẹp, thể thao

16

Gloria Jean’s Coffee International Pty

Úc

Vận hành các cửa hàng cà phê Gloria Jean’s tại Việt Nam

17

GR Vietnam International

BVI

Vận hành các cửa hàng tiện ích

18

Gymboree Play Programs, Inc

Mỹ

Trung tâm vui chơi và âm nhạc Gymboree nhằm giáo dục trẻ em và các chương trình luyện tập

19

Hard Rock Limited

Mỹ

Dịch vụ quán ăn và thực phẩm thông qua chuỗi cửa hàng mang nhãn hiệu Hard Rock Cafe

20

IllyCaffe’S.P.A

Italy

Mở các quán cà phê tại Việt Nam


STT

Tên công ty

Quốc tịnh

Lĩnh vực nhượng quyền

21

Jetstar Airways PTY Limited

Úc

Xây dựng và vận hành hệ thống kinh doanh hàng không giá rẻ

22

Karrox Technologies Limited

Ấn Độ

Đào tạo và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin

23

Kinderland Educare Services Pte Ltd

Singapore

Dịch vụ nhà trẻ, dịch vụ giáo dục mầm non

24

La Senza International Corporation

Canada

Mở các cửa hàng bán lẻ đồ lót và đồ ngủ cho nam giới và nữ giới, cũng như các sản phẩm và dịch vụ tương tự như đồ phụ kiện và các sản phẩm chăm sóc cơ thể

25

Lotteria Co.,Ltd

Hàn Quốc

Kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh

26

MK Restaurant Co., Ltd

Thái Lan

Kinh doanh hệ thống nhà hàng

27

Moonsoon Accessorize Limited

Anh

Mở và điều hành các cửa hàng bán lẻ quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh cá nhân gắn với các nhãn hiệu hàng hoá của Moonsoon Accessorize Limited

28

Sandler Systems Inc

Mỹ

Đào tạo về bán hàng và quản lý bán hàng

29

Sergio Rossi S.P.A

Italia

Kinh doanh các mặt hàng: túi xách, giày dép Nam và Nữ, các phụ kiện mang nhãn hiệu Rossi

30

Shoe Box Franchising, LLC

Mỹ

Kinh doanh cửa hàng bán lẻ giày dép, túi xách và

31

Sirva (Asia) Pte Limited

Singapore

Đóng gói, lưu kho, chuyên chở và chuyển tiếp quốc tế đồ gia dụng và tài sản cá nhân đã qua sử dụng và dịch vụ chuyển địa điểm

32

Spinelli Pte Ltd

Singapore

Kinh doanh thực phẩm và đồ uống thông qua chuỗi cửa hàng riêng

33

The Body Shop International Plc

Anh

Bán lẻ mỹ phẩm và sản phẩm trang điểm và vệ sinh

34

TNHH Genesis

Hàn Quốc

Nhà hàng đồ ăn nhanh

35

V. W. F. G., Inc,

Mỹ

Dịch vụ thể dục thẩm mỹ và thể hình

36

Winn Enterprises, LLC (USA)

Mỹ

Môi giới bất động sản

37

WSI Emerging Markets Ltd

Canada

Hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet toàn diện

38

Yum! Restaurant International Pte., Ltd

Singapore

Thức ăn và đồ uống giải khát

39

Yum! Restaurants Asia Pte Ltd

Singapore

Kinh doanh các sản phẩm thuộc sở hữu của Kentucky Fried Chicken International Holdings, Inc



II. Các công ty Việt Nam được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài:

STT

Tên công ty

Quốc tịnh

Lĩnh vực nhượng quyền

1

Doanh nghiệp tư nhân TM-DV Đức Triều

Việt Nam

Các sản phẩm giày, dép da, túi xách da thời trang mang thương hiệu T&T

2

CP-SX-TM-DV Phở hai mười bốn

Việt Nam

Nhà hàng Phở 24

3

TNHH Vũ Giang

Việt Nam

Cửa hàng Cafe Bobby Brewers